Tran Nhan Tong Ins Tran Nhan Tong Ins
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Thông điệp Viện trưởng
    • Sứ mạng và tầm nhìn
    • Chức năng và nhiệm vụ
    • Hình thành và phát triển
    • Cơ cấu tổ chức
    • Dự án Hòa Lạc
    • Liên hệ
    +
  • Bản tin
    • Tin từ Viện
    • Tin từ ĐHQGHN
    +
  • Đào tạo
    • Giới thiệu chung
    • Đào tạo sau đại học
    • Đào tạo ngắn hạn
    • Thời khóa biểu
    • Văn bản liên quan
    • Học bổng
    +
  • Nghiên cứu
    • Giới thiệu chung
    • Ấn phẩm
    • Chia sẻ
    • Dự án, đề tài
    • Thư viện điện tử
    +
  • Hợp tác
    • Giới thiệu chung
    • Hợp tác trong nước
    • Hợp tác Quốc tế
    +
  • Hoạt động xã hội
    • Giới thiệu chung
    • Các mô hình hoạt động
    +

Thuyết trình khoa học “Một số vấn đề ngữ pháp trong các bản dịch Phạn–Hán”

TRANG CHỦTin từ ViệnThuyết trình khoa học “Một số vấn đề ngữ pháp trong các bản dịch Phạn–Hán”
26 Th10

Thuyết trình khoa học “Một số vấn đề ngữ pháp trong các bản dịch Phạn–Hán”

Ngày 26 tháng 10 năm 2022, Viện Trần Nhân Tông tổ chức thuyết trình khoa học “Một số vấn đề ngữ pháp trong các bản dịch Phạn– Hán” tại Viện Trần Nhân Tông, cơ sở Mỹ Đình.

 

Trình bày tại buổi thuyết trình là diễn giả TS. Đỗ Quốc Bảo -Giảng sư môn Phạn ngữ tại Đại học Ruprecht-Karls-Universität Heidelberg, Cộng hòa liên bang Đức. Tham dự thuyết trình có PGS. TS Nguyễn Tiến Vinh- Phó Viện Trưởng phụ trách Viện cùng lãnh đạo các phòng chức năng; các giảng viên, nghiên cứu sinh, nghiên cứu viên của Viện Trần Nhân Tông.

Tại buổi thuyết trình, TS. Đỗ Quốc Bảo đã thảo luận cùng học giả các vấn đề về sơ lược hệ thống Ngữ pháp Phạn văn bằng cách nêu ra hệ thống Ngữ âm cũng như những điểm Ngữ pháp then chốt, đưa ra một số ví dụ được trích từ Đại Tạng kinh Hán văn để so sánh với những đoạn văn song song còn tồn tại trong Phạn văn hoặc tiếng Pāli, nhấn mạnh những điểm sai biệt giữa hai phiên bản để rồi sau đó đưa ra một số kết luận một cách khái quát.

Kết thúc thuyết trình, đại diện Viện Trần Nhân Tông gửi lời cảm ơn TS. Đỗ Quốc Bảo và mong muốn trong tương lai sẽ tiếp tục có những hợp tác về chuyên môn với ông.

TS. Đỗ Quốc Bảo hiện là Giảng sư môn Phạn ngữ tại Đại học Ruprecht-Karls-Universität Heidelberg, CHLB Đức. Nghiên cứu về Triết học Phật giáo; Triết học Ấn Độ giáo, Sử Ấn Độ, Srilanka, Myanma cổ đại; Phạn ngữ, đặc biệt là Ngữ pháp và Thi ca, Trường sử thi cũng như kinh văn Đại thừa Phật giáo bao hàm Phật giáo Hỗn chủng Phạn ngữ (Buddhist Hybrid-Sanskrit). Là chuyên gia có khả năng nghiên cứu và giảng dạy đại học về các cổ ngữ như Phạn (Sanskrit, bao gồm cổ ngữ Veda), Tây Tạng (Tibetan), Pāli, Cổ Hán văn, Latinh, Cổ Hi Lạp; thành thạo tiếng Việt, Đức, Anh, Pháp. Các tác phẩm biên soạn, biên dịch tiêu biểu: Từ Điển Phật Học (1999), Giáo Trình Phạn Văn (2020), Ngữ Pháp Phạn Ngữ (2020), Cú Pháp Phạn Ngữ (2020)…

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Điên thoại: (84-24) 3767 5840
Fax: (84-24) 3767 5841
trannhantong@vnu.edu.vn

tnti@vnu.edu.vn

Viện Trần Nhân Tông, tầng 8, Tòa C1T, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam

Lần đầu tiên, trong hệ thống nghiên cứu khoa học và công nghệ quốc gia có một đơn vị nghiên cứu chuyên sâu về Phật học và tư tưởng Trần Nhân Tông. Cũng lần đầu tiên chương trình đào tạo bậc tiến sĩ về Phật học được đưa vào triển khai trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam hiện đại. Đây cũng thể hiện tầm nhìn và bản lĩnh của Đại học Quốc gia Hà Nội trong việc thể hiện triết lý giáo dục hướng tới phát triển con người một cách toàn diện.

 

floral-decor
Tran Nhan Tong Ins. Copyright © 2017. Edit by TMACS Team.