Tran Nhan Tong Ins Tran Nhan Tong Ins
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Thông điệp Viện trưởng
    • Sứ mạng và tầm nhìn
    • Chức năng và nhiệm vụ
    • Hình thành và phát triển
    • Cơ cấu tổ chức
    • Dự án Hòa Lạc
    • Liên hệ
    +
  • Bản tin
    • Tin từ Viện
    • Tin từ ĐHQGHN
    +
  • Đào tạo
    • Giới thiệu chung
    • Đào tạo sau đại học
    • Đào tạo ngắn hạn
    • Thời khóa biểu
    • Văn bản liên quan
    • Học bổng
    +
  • Nghiên cứu
    • Giới thiệu chung
    • Ấn phẩm
    • Chia sẻ
    • Dự án, đề tài
    • Thư viện điện tử
    +
  • Hợp tác
    • Giới thiệu chung
    • Hợp tác trong nước
    • Hợp tác Quốc tế
    +
  • Hoạt động xã hội
    • Giới thiệu chung
    • Các mô hình hoạt động
    +

Hoạt động trợ giúp xã hội của Phật giáo đương đại

TRANG CHỦTin từ ViệnNghiên cứu Khoa họcHoạt động trợ giúp xã hội của Phật giáo đương đại
28 Th12

Hoạt động trợ giúp xã hội của Phật giáo đương đại

Ngày 28 tháng 12 năm 2019, tại Đại học Quốc gia Hà Nội, Viện Trần Nhân Tông đã chủ trì tọa đàm khoa học “Hoạt động trợ giúp xã hội của Phật giáo đương đại”

Tọa đàm có sự góp mặt của các nhà khoa học đến từ Vương quốc Thái Lan, Đài Loan (Trung Quốc), Hoa Kỳ và đặc biệt là sự tham gia đông đảo của các nhà khoa học Việt Nam đến từ các cơ sở nghiên cứu và đào tạo Phật học, Xã hội học, Công tác xã hội, Tâm lý học, v.v..

Phát biểu khai mạc tọa đàm, PGS. TS. Lại Quốc Khánh, Phó Viện trưởng Viện Trần Nhân Tông nhấn mạnh: Tọa đàm khoa học hôm nay do Viện Trần Nhân Tông, ĐHQGHN tổ chức nhằm tìm hiểu, phát huy và góp phần tăng cường hiệu quả các hoạt động trợ giúp xã hội thời hiện đại đúng theo các giá trị chân chính của đạo Phật. Điểm khác biệt của hội thảo lần này là sự có mặt của nhiều chuyên gia đã hoạt động tích cực trong công tác xã hội, giáo dục đến từ các trung tâm đạo tạo và nghiên cứu về Phật giáo trong và ngoài nước.

Tọa đàm cũng đã được nghe 11/17 tham luận với các chủ đề: Hỗ trợ xã hội với sự nghiệp đào tạo công tác xã hội; Thiền chánh niệm cho giới trẻ vì hòa bình thế giới; Hình mẫu cuộc đời trợ giúp xã hội của bậc tu hành đắc đạo Phật giáo; Công tác xã hội Phật giáo trong xã hội hiện đại: thách thức và triển vọng; Vai trò của Nhà nước và Giáo hội Phật giáo trong việc thúc đẩy hoạt động trợ giúp xã hội: thách thức và giải pháp thể chế; Hoạt động trợ giúp xã hội Phật giáo – Nhìn từ mô hình Phật Quang Sơn; Đặc điểm của việc tuyên truyền đạo Phật qua mạng truyền thông xã hội: Thế mạnh và điểm yếu; Lợi ích của đạo Phật và việc thực hành đạo Phật cho việc hỗ trợ sức khỏe tinh thần ở các nước phương Tây; Ứng dụng Phật giáo trong tâm lý trị liệu; Cách vận dụng khái niệm “người đồng hành đạo đức” của Phật giáo để làm khuôn khổ cho hoạt động trợ giúp của Hội người nghiện rượu ẩn danh; Áp dụng phương pháp hệ thống của Phật giáo vào doanh nghiệp Việt Nam.

Nội dung của các tham luận, tựu chung lại đều làm nổi bật một điểm, đó là truyền thống trợ giúp xã hội của Phật giáo đã có từ hàng ngàn năm nay và tăng ni, phật tử nói chung, tăng ni, phật tử Việt Nam nói riêng vẫn đang tiếp tục truyền thống đó, thực hiện sự trợ giúp trong tất cả các lĩnh vực mà con người gặp khó khăn, bao gồm: nghèo đói, bệnh về thân, bệnh về tâm, sử dụng chất gây nghiện, rạn nứt cộng đồng, bạo lực, v.v. Điều đặc biệt là trong thời hiện đại, sự nghiệp này đã có sự tham gia của những tổ chức, cá nhân ngoài giáo hội, của giới khoa học thuộc nhiều ngành có liên quan như công tác xã hội, xã hội học, tâm lý học, v.v..

Kết luận tại Tọa đàm, một lần nữa, PGS. TS. Lại Quốc Khánh khẳng định: Tọa đàm một lần nữa nhấn mạnh đến các giá trị, lợi ích hoạt động xã hội của Phật giáo. Tọa đàm đã được nghe những báo cáo, những chia sẻ về hoạt động trợ giúp xã hội hết sức ý nghĩa, thú vị và thành công với nhiều mô hình, nhiều trải nghiệm và nhiều tâm huyết, trí tuệ đã được đầu tư. Bên cạnh thành công về học thuật, Tọa đàm còn góp phần hình thành nên một mạng lưới các nhà khoa học đang có cùng mối quan tâm đến từ các nước, các ngành trên thế giới. Từ đó là nền tảng cho hoạt động hỗ trợ Phật giáo trong thời gian tới đạt được những thành công mới, những cống hiến mới.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Điên thoại: (84-24) 3767 5840
Fax: (84-24) 3767 5841
trannhantong@vnu.edu.vn

tnti@vnu.edu.vn

Viện Trần Nhân Tông, tầng 8, Tòa C1T, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam

Lần đầu tiên, trong hệ thống nghiên cứu khoa học và công nghệ quốc gia có một đơn vị nghiên cứu chuyên sâu về Phật học và tư tưởng Trần Nhân Tông. Cũng lần đầu tiên chương trình đào tạo bậc tiến sĩ về Phật học được đưa vào triển khai trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam hiện đại. Đây cũng thể hiện tầm nhìn và bản lĩnh của Đại học Quốc gia Hà Nội trong việc thể hiện triết lý giáo dục hướng tới phát triển con người một cách toàn diện.

 

floral-decor
Tran Nhan Tong Ins. Copyright © 2017. Edit by TMACS Team.