Viện Trần Nhân Tông, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) tổ chức tuyển nghiên cứu sinh chuyên ngành Phật học, đợt 2 năm 2022 theo các nội dung sau:
- 1. Thông tin tuyển sinh
1.1. Thông tin chung
1.1.1. Tên chuyên ngành: Phật học
1.1.2. Mã số: Chương trình thí điểm
1.1.3. Chỉ tiêu: 02 nghiên cứu sinh
1.1.4. Hình thức tuyển sinh:
Xét tuyển hồ sơ chuyên môn theo quy định của ĐHQGHN
1.2. Điều kiện dự tuyển
1.2.1. Có lí lịch bản thân rõ ràng, không trong thời gian thi hành án hình sự, kỉ luật từ mức cảnh cáo trở lên.
1.2.2. Có đủ sức khoẻ để học tập: Giấy chứng nhận đủ sức khỏe học tập, lao động trong thời hạn 06 tháng tính tới thời điểm dự tuyển do bệnh viện đa khoa cấp.
1.2.3. Về văn bằng
Đáp ứng một trong các điều kiện sau:
– Có bằng cử nhân ngành Phật học loại giỏi trở lên, hoặc có bằng thạc sĩ ngành/chuyên ngành Phật học. Bằng đại học/thạc sĩ Phật học được phép dự tuyển là bằng tốt nghiệp do các cơ sở đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam cấp; hoặc do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp và đã được Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận văn bằng.
– Có bằng tốt nghiệp đại học loại giỏi các ngành khác hoặc bằng thạc sĩ các ngành khác và có chứng nhận hoàn thành lớp bồi dưỡng kiến thức Phật học do Viện Trần Nhân Tông, ĐHQGHN cấp.
1.2.4. Về nghiên cứu khoa học
Trong thời hạn 03 năm (36 tháng) tính đến ngày đăng kí dự tuyển là tác giả hoặc đồng tác giả tối thiểu 01 bài báo thuộc tạp chí khoa học chuyên ngành hoặc 01 báo cáo khoa học đăng tại kỷ yếu của các hội nghị, hội thảo khoa học quốc gia hoặc quốc tế có phản biện, có mã số xuất bản ISBN liên quan đến lĩnh vực hoặc đề tài nghiên cứu, được hội đồng chức danh giáo sư, phó giáo sư của ngành/liên ngành công nhận (Xem cụ thể tại đây: http://hdgsnn.gov.vn/tin-tuc/quyet-dinh-so-26-qd-hdgsnn-phe-duyet-danh-muc-tap-chi-khoa-hoc-duoc-tinh-diem-nam-2021_653).
1.2.5. Về đề cương nghiên cứu
Có đề cương nghiên cứu, trong đó nêu rõ tên đề tài dự kiến, lĩnh vực nghiên cứu; lí do lựa chọn lĩnh vực, đề tài nghiên cứu; giản lược về tình hình nghiên cứu lĩnh vực đó trong và ngoài nước; mục tiêu nghiên cứu; một số nội dung nghiên cứu chủ yếu; phương pháp nghiên cứu và dự kiến kết quả đạt được; lí do lựa chọn đơn vị đào tạo; kế hoạch thực hiện trong thời gian đào tạo; những kinh nghiệm, kiến thức, sự hiểu biết cũng như những chuẩn bị của thí sinh cho việc thực hiện luận án tiến sĩ. Trong đề cương có thể đề xuất cán bộ hướng dẫn.
1.2.6. Về thư giới thiệu
Có thư giới thiệu của ít nhất 01 nhà khoa học có chức danh giáo sư, phó giáo sư hoặc học vị tiến sĩ khoa học, tiến sĩ đã tham gia hoạt động chuyên môn với người dự tuyển và am hiểu lĩnh vực chuyên môn mà người dự tuyển dự định nghiên cứu. Thư giới thiệu phải có những nhận xét, đánh giá người dự tuyển về:
– Phẩm chất đạo đức, năng lực và thái độ nghiên cứu khoa học, trình độ chuyên môn của người dự tuyển;
– Đối với nhà khoa học đáp ứng các tiêu chí của người hướng dẫn nghiên cứu sinh và đồng ý nhận làm cán bộ hướng dẫn luận án, cần bổ sung thêm nhận xét về tính cấp thiết, khả thi của đề tài, nội dung nghiên cứu; và nói rõ khả năng huy động nghiên cứu sinh vào các đề tài, dự án nghiên cứu cũng như nguồn kinh phí có thể chi cho hoạt động nghiên cứu của nghiên cứu sinh.
– Những nhận xét khác và mức độ ủng hộ, giới thiệu thí sinh làm nghiên cứu sinh.
1.2.7. Về năng lực ngoại ngữ
Ứng viên đăng ký dự tuyển đáp ứng được 1 trong các tiêu chí dưới đây:
– Có chứng chỉ ngoại ngữ theo Bảng tham chiếu ở phụ lục 1, phụ lục 2 kèm thông báo này.
– Bằng tốt nghiệp đại học hoặc bằng thạc sĩ do đơn vị đào tạo nước ngoài cấp cho người học toàn thời gian ở nước ngoài mà ngôn ngữ sử dụng trong quá trình học tập là tiếng Anh hoặc tiếng Trung.
– Bằng tốt nghiệp đại học các ngành tiếng Anh và tiếng Trung do các cơ sở đào tạo của Việt Nam cấp.
– Trong trường hợp bằng tốt nghiệp là tiếng Trung, thì người dự tuyển phải có khả năng giao tiếp chuyên môn cho người khác hiểu và hiểu được người khác trình bày những vấn đề chuyên môn bằng tiếng Anh. Hội đồng tuyển sinh sẽ thành lập tiểu ban để đánh giá năng lực tiếng Anh giao tiếp trong chuyên môn của các thí sinh thuộc đối tượng này.
1.2.8. Về nghĩa vụ tài chính
Cam kết thực hiện các nghĩa vụ tài chính trong quá trình đào tạo theo quy định của đơn vị đào tạo.
1.2.9. Về đối tượng dự tuyển là công dân nước ngoài
Được thực hiện theo Quy định về việc xét tuyển người nước ngoài vào học tại ĐHQGHN (ban hành theo Quyết định số 4299/QĐ-ĐHQGHN, ngày 30 tháng 10 năm 2015 của Giám đốc ĐHQGHN).
Lưu ý: Người dự tuyển là công dân nước ngoài nếu đăng ký học chương trình đào tạo bằng tiếng Việt thì phải đạt trình độ tiếng Việt từ bậc 4 trở lên theo Khung năng lực tiếng Việt dung cho người nước ngoài, hoặc đã tốt nghiệp chương trình đại học (tương đương) giảng dạy bằng tiếng Việt. Đáp ứng được nhu cầu giao tiếp bằng tiếng Anh theo yêu cầu của Viện.
1.3. Hồ sơ đăng ký dự tuyển nghiên cứu sinh (Mẫu hồ sơ gửi kèm thông báo)
1.3.1. Đơn đăng ký dự tuyển
1.3.2. Sơ yếu lý lịch cá nhân có xác nhận của cơ quan quản lý hoặc chính quyền địa phương nơi cư trú. (Số lượng: 01 bản)
1.3.3. Giấy chứng nhận đủ sức khoẻ học tập của một bệnh viện đa khoa (thời hạn 6 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ). (Số lượng: 01 bản)
1.3.4. Công văn giới thiệu đi dự thi của thủ trưởng cơ quan quản lý đối với người đang làm việc ở cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nhà nước hoặc ngoài nhà nước (Số lượng: 01 bản sao hợp lệ).
1.3.5. Bản sao có xác nhận của Công chứng các văn bằng chứng chỉ sau:
– Bằng tốt nghiệp đại học và bảng điểm đại học toàn khoá có xác nhận xếp loại của cấp có thẩm quyền cấp bằng (đối với người dự tuyển đào tạo tiến sĩ nhưng chưa có bằng thạc sĩ); bằng thạc sĩ và bảng điểm thạc sĩ (đối với người dự tuyển đào tạo tiến sĩ đã có bằng thạc sĩ) (Số lượng: 07 bộ, bao gồm: 01 bộ công chứng + 06 bộ phô tô);
– Giấy chứng nhận bồi dưỡng kiến thức (nếu thuộc diện phải học bồi dưỡng kiến thức) (Số lượng: 07 bộ, bao gồm: 01 bộ công chứng + 06 bộ phô tô);
– Quyết định tuyển dụng, bổ nhiệm (nếu là cán bộ nhà nước) hoặc hợp đồng lao động dài hạn và giấy xác nhận chứng nhận thâm niên công tác (Số lượng: 01 bản sao hợp lệ);
– Văn bằng, chứng chỉ hợp pháp về trình độ ngoại ngữ – (Số lượng: 07 bộ, bao gồm: 01 bộ công chứng + 06 bộ phô tô).
1.3.6. Đề cương nghiên cứu, lý lịch khoa học cùng bản chụp các công trình nghiên cứu khoa học đã công bố. (Số lượng: 07 bộ, bao gồm: 01 bộ gốc + 06 bộ phô tô).
1.3.7. Thư giới thiệu của nhà khoa học có chức danh khoa học giáo sư, phó giáo sư hoặc học vị tiến sĩ khoa học, tiến sĩ đã tham gia hoạt động chuyên môn liên quan đến lĩnh vực Phật học với người dự tuyển và am hiểu lĩnh vực chuyên môn mà người dự tuyển dự định nghiên cứu. (Số lượng: 07 bộ, bao gồm: 01 bộ gốc + 06 bộ phô tô).
1.3.8. 02 phong bì của Viện Trần Nhân Tông phát hành (khi nộp hồ sơ) đã ghi sẵn địa chỉ của thí sinh và 04 ảnh chân dung cỡ 3x4cm.
2. Đăng kí dự tuyển
Việc đăng kí dự tuyển tiến sĩ được thực hiện trực tuyến một phần.
2.1. Nhiệm vụ của người dự tuyển
– Truy cập vào cổng đăng kí tuyển sinh sau đại học của ĐHQGHN tại địa chỉ: http://tssdh.vnu.edu.vn để khai báo các thông tin cơ bản theo hướng dẫn từ 8h00 ngày 05/05/2022 đến 17h00 ngày 30/08/2022 (quy định bắt buộc)
– Nộp bản cứng hồ sơ theo quy định nêu trên về Viện Trần Nhân Tông (nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện). Thời gian khai báo thông tin trực tuyến và nhận hồ sơ (nếu hồ sơ chuyển qua đường bưu điện sẽ tính theo dấu bưu điện): từ 8h00 ngày 05/05/2022 đến 17h00 ngày 30/08/2022.
2.2. Lệ phí tuyển sinh
– Lệ phí đăng ký xét tuyển: 60.000đ/hồ sơ.
– Lệ phí xét tuyển: 200.000đ/người dự tuyển.
Người dự tuyển chuyển lệ phí tuyển sinh theo quy định vào tài khoản của Viện Trần Nhân Tông: 12310000763308 ngân hàng BIDV chi nhánh Quang Trung hoặc nộp trực tiếp bằng tiền mặt tại Viện.
2.3.Thời gian nhận hồ sơ
Từ 8h00 ngày 05/05/2022 đến 17h00 ngày 30/08/2022 tại Viện Trần Nhân Tông, ĐHQGHN. Tầng 8 nhà C1T, số 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội.
3. Kế hoạch xét tuyển và thời gian đào tạo
3.1. Xét tuyển và công bố kết quả
3.1.1. Xét tuyển: Từ ngày: 10/9/2022
3.1.2. Công bố kết quả xét tuyển: 13/9/2022
3.1.3. Điểm xét tuyển: từ mức 60/100 điểm trở lên (điểm đề cương nghiên cứu phải đạt tối thiểu 25/40).
3.2. Thời gian đào tạo: 05 năm
- Học bổng:
– Hàng năm,Viện Trần Nhân Tông dự kiến sẽ tiến hành xét cấp đến 05 suất học bổng cho các nghiên cứu sinh có thành tích học tập xuất sắc.
- Thông tin hỗ trợ tuyển sinh
Phòng Đào tạo Viện Trần Nhân Tông, tầng 8 nhà C1T, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội.
Hỗ trợ tuyển sinh: TS. Nguyễn Ngọc Anh – Phòng Đào tạo;
Điện thoại: 0988.101.486; Email: daotao.tnti@gmail.com
Trân trọng thông báo./.
Phụ lục 1 – Bảng tham chiếu chứng chỉ Ngoại ngữ sử dụng trong tuyển sinh trình độ tiến sĩ tại ĐHQGHN
(Kèm theo văn bản hướng dẫn số: 248 /HD-ĐHQGHN ngày 27 tháng 01 năm 2022
của Đại học Quốc gia Hà Nội)
STT | Chứng chỉ | Trình độ |
1. | IELTS | Từ 5.5 trở lên |
2. | TOEFL | 543 ITP; 72iBT |
3. | TOEIC (4 kỹ năng) | Reading 385
Listening 400 Speaking 160 Writing 150 |
4. | Cambridge Exam | B2 First: 160
C1 Advanced: 160 B2 Business Vantage: 160 C1 Business Higher: 160 |
5. | Aptis (Hội đồng Anh) | B2 (General) |
6. | Vietnamese Standardized Test of English Proficiency | VSTEP.3-5 (6.0) |
7. | Tiếng Nga: ТРКИ – Тест по русскому языку как иностранному (TORFL – Test of Russian as a Foreign Language) | ТРКИ-2 |
8. | Tiếng Pháp | DELF B2; TCF B2 |
9. | Tiếng Đức: Goethe -Institute | Goethe-Zertifikat B2,
TELC Deutsch B2, DSD II (Viết/nói: 8-11 điểm; Nghe/đọc: 8-13 điểm), ÖSD -Zertifikat B2, TestDaF-TDN4 ECL B2 |
10. ὂ | Tiếng Trung: Chinese Hanyu Shuiping Kaoshi (HSK) | HSK bậc 4 |
11. | Tiếng Nhật | JLPT N2 (90)
NAT-TEST 2Q (100) J-TEST (600) |
12. | Tiếng Hàn | TOPIK II (Bậc 4) |
Phụ lục 2
Phụ lục 2: Danh sách các cơ sở cấp chứng chỉ Ngoại ngữ được công nhận trong tuyển sinh sau đại học của ĐHQGHN
(Kèm theo văn bản hướng dẫn số:248 /HD-ĐHQGHN ngày 27 tháng 01 năm 2022
của Đại học Quốc gia Hà Nội)
- Chứng chỉ ngoại ngữ bậc 3, bậc 4
STT | Cơ sở đào tạo | Chứng chỉ ngoại ngữ được công nhận | ||||
Tiếng
Anh (*) |
Tiếng
Nga |
Tiếng
Pháp |
Tiếng Trung | Tiếng
Đức |
||
1. | Trường ĐH Ngoại ngữ, ĐHQGHN | √ | √ | √ | √ | √ |
2. | Trường ĐH Hà Nội | √ | √ | √ | √ | √ |
3. | Trường ĐH Ngoại ngữ, ĐH Huế | √ | √ | √ | √ | |
4. | Trường ĐH SP TP. Hồ Chí Minh | √ | √ | √ | √ | |
5. | Trường ĐH Ngoại ngữ, ĐH Đà Nẵng | √ | √ | |||
6. | Trường Đại học Sư phạm Hà Nội | √ | ||||
7. | ĐH Thái Nguyên | √ | ||||
8. | Trường ĐH Cần Thơ | √ | ||||
9. | Trường ĐH Vinh | √ | ||||
10. | Học viện An ninh nhân dân | √ |
(*) Đối với chứng chỉ ngoại ngữ tiếng Anh: các cơ sở đào tạo có số thứ tự từ 1 đến 8 được cấp từ ngày 15/5/2019, các cơ sở đào tạo còn lại được cấp từ ngày 08/5/2020.
- Các chứng chỉ tiếng Anh
STT | Cơ sở cấp
chứng chỉ |
Các chứng chỉ được công nhận | ||||
IELTS | TOEFL | TOEIC | Cambridge Exam | Aptis | ||
1. | Educational Testing Service (ETS) | √ | √ | |||
2. | British Council (BC) | √ | √ | |||
3. | International Development Program (IDP) | √ | ||||
4. | Cambridge ESOL | √ | √ |
- Một số ngoại ngữ khác
TT | Cơ sở cấp chứng chỉ | Một số ngoại ngữ khác | |||||
Tiếng Nga | Tiếng Pháp | Tiếng Đức | Tiếng Trung | Tiếng Nhật | Tiếng Hàn | ||
1. | Viện tiếng Nga Quốc gia A.X.Puskin; Phân viện Puskin | √ | |||||
2. | Bộ Giáo dục Pháp | √ | |||||
3. | Viện Goethe, TELC, ZfA, ÖSD | √ | |||||
4. | Tổ chức Hán Ban, Trung Quốc | √ | |||||
5. | Japan Foundation (JLPT)
Senmon Kyouiku Publishing Co.,Ltd (NAT-TEST); Nihongo Kentei Kyokai (J – Test) |
√ | |||||
6. | Viện Giáo dục Quốc tế quốc gia Hàn Quốc (NIIED) |
|
√ |