PHIÊN HỌP BAN CHỦ NHIỆM KIÊM HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP DỰ ÁN KINH ĐIỂN PHƯƠNG ĐÔNG

Sáng ngày 08 tháng 01 năm 2022, Phiên họp Ban Chủ nhiệm kiêm Hội đồng biên tập Dự án Kinh điển phương Đông dưới sự chủ trì của TT. TS. Thích Đức Thiện, Phó trưởng Ban Chủ nhiệm kiêm Hội đồng biên tập Dự án Kinh điển phương Đông, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Phật giáo Quốc tế Giáo hội Phật giáo Việt Nam và PGS. TS. Nguyễn Tuấn Cường, Phó trưởng Ban Chủ nhiệm kiêm Hội đồng biên tập Dự án Kinh điển phương Đông, Viện trưởng Viện nghiên cứu Hán Nôm đã diễn ra tại Viện Trần Nhân Tông.

Tại Hội nghị có 13 đại biểu chính thức tham gia Phiên họp

Phiên họp đã nghe Báo cáo của Chánh Văn phòng Dự án về tổng kết năm 2021 và kế hoạch nhiệm vụ năm 2022; Báo cáo tài chính của Dự án năm 2021. Tại Phiên họp đã tiến hành thảo luận về các báo cáo và đóng góp phương hướng công tác trong thời gian tới.

Phát biểu tại cuộc họp: PGS.TS. Nguyễn Kim Sơn – Chủ nhiệm Dự án Kinh điển phương Đông, Viện trưởng Viện Trần Nhân Tông đã nhấn mạnh: Trong khoảng thời gian hơn hai năm tiến hành triển khai thực hiện các nhiệm vụ thuộc giai đoạn khởi động Dự án theo các định hướng đã được Thủ tướng Chính phủ giao, cho dù chịu ảnh hưởng lớn của tình hình dịch bệnh Covid 19, nhưng Dự án đã khởi động và triển khai tích cực các hoạt động chuyên môn, đặc biệt là nhiệm vụ trọng tâm tổ chức các hợp phần dịch thuật và giới thiệu giá trị tinh hoa các tác phẩm kinh điển phương Đông trên cơ sở văn bản chữ Hán, chữ Nôm sang tiếng Việt hiện đại, có tham khảo các văn bản bằng các loại văn tự khác.

 

Nhiệm vụ trọng tâm dịch thuật các tác phẩm kinh điển phương Đông đã và đang triển khai tổ chức theo 03 hợp phần dịch thuật lớn: Hợp phần dịch thuật Phật tạng tinh yếu, Hợp phần dịch thuật Phật điển Việt Nam, Hợp phần dịch thuật Toàn dịch Nho tạng; mỗi hợp phần đều lựa chọn các chuyên gia làm Trưởng nhóm với nhiệm vụ tư vấn, hỗ trợ, giúp việc cho Ban Chủ nhiệm Dự án trong việc điều phối các hoạt động chuyên môn của từng hợp phần.

 

Trong năm 2021, được sự chỉ đạo sát sao của Ban Chủ nhiệm, Chủ nhiệm Dự án và được sự giúp đỡ, hướng dẫn từ Đại học Quốc gia Hà Nội và Viện Trần Nhân Tông, sự phối hợp của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, sự tham gia đông đảo của mạng lưới cộng tác viên trong và ngoài nước, Dự án Kinh điển phương Đông đã từng bước đi vào hoạt động bài bản và ổn định. Với uy tín và thương hiệu của Đại học Quốc gia Hà Nội nói chung, Ban Chủ nhiệm và Chủ nhiệm Dự án nói riêng, Dự án đã huy động được nhiều tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp tham gia, hỗ trợ, tài trợ bằng tiền mặt, vật chất, tạo tiền đề quan trọng để Dự án được triển khai thuận lợi. Các hợp phần nhiệm vụ chuyên môn quan trọng đã được triển khai tích cực và bước đầu đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Kết quả đã hình thành được các sản phẩm quan trọng thuộc giai đoạn khởi động của Dự án gồm Bộ Quy chuẩn – Thể lệ dịch thuật, Bộ Từ vựng Phật học; Thư viện Kinh điển phương Đông với hệ thống tư liệu liên quan tới các bộ kinh điển gốc, các sản phẩm dịch thuật đã xuất bản, các sách công cụ và sách tham khảo; Phần mềm dịch thuật và quản lý hướng đến mục tiêu xây dựng cổng thông tin Dự án; Các sản phẩm đào tạo là đội ngũ dịch thuật được hình thành thông qua các lớp bồi dưỡng năng lực dịch thuật cơ bản và nâng cao. Với tiến độ thực hiện hiện nay, trong năm 2022, các sản phẩm dịch thuật đầu tiên của Dự án sẽ được nghiệm thu, biên tập và xuất bản. Khi đó, Dự án bước đầu thực hiện được mục tiêu dịch thuật và phát huy một cách toàn diện, có hệ thống giá trị tinh hoa các tác phẩm kinh điển phương Đông (Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo), qua đó nâng cao nhận thức cộng đồng về các giá trị tư tưởng, văn hóa của nhân loại, góp phần tích cực trong việc xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện.

Phiên họp cũng đã nghe phát biểu góp ý, thảo luận của các thành viên Ban Chủ nhiệm và khách mời về bản Báo cáo tổng kết năm 2021 và kế hoạch nhiệm vụ năm của Dự án năm 2022, đồng thời phát biểu ghi nhận những thành quả đã đạt được của Dự án trong thời gian qua.

Sau khi thảo luận, Phiên họp Ban Chủ nhiệm kiêm Hội đồng biên tập Dự án Kinh điển phương Đông đã đồng ý Kết luận:

  1. Thông qua Báo cáo tổng kết năm 2021 và kế hoạch nhiệm vụ năm của Dự án năm 2022; Báo cáo tài chính của Dự án năm 2021.
  2. Về nhiệm vụ trong thời gian tới, Phiên họp nhấn mạnh những nhiệm vụ trọng tâm, các chỉ tiêu phấn đấu thực hiện trong 2022 và trách nhiệm của Ban Chủ nhiệm Dự án cùng toàn thể các thành viên của Dự án trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ năm 2022 như đã được nêu tại Báo cáo tổng kết năm 2021 và kế hoạch nhiệm vụ năm 2022 trình bày tại Phiên họp./.

Dự án khoa học và công nghệ “Dịch thuật và phát huy giá trị tinh hoa các tác phẩm kinh điển phương Đông” (gọi tắt là Dự án Kinh điển phương Đông) chính thức được triển khai từ ngày 20 tháng 04 năm 2019. Năm 2021 là năm thứ ba Dự án tiến hành thực hiện các nhiệm vụ theo các định hướng đã được Thủ tướng Chính phủ giao Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) tổ chức thực hiện, Viện Trần Nhân Tông là đơn vị chủ trì, thể hiện tại Quyết định thành lập Dự án cũng như Quy chế hoạt động của Dự án do ĐHQGHN phê duyệt, triển khai thực hiện và cụ thể hóa thành kế hoạch, nhiệm vụ công tácD án Kinh đin Phương Đông d kiến s được thc hin trong 10 năm theo hai giai đon: Giai đon 1 t 3/2019-2/2024, giai đon 2 t 3/2024 – 2/2029.Giai đon 1 là công tác chun b và tiến hành dch thut, trong đó, D án s thc hin kho sát, lên h sơ dch thut; chn văn bn nn để t chc dch thut và tham chiếu; xây dng b quy cách dch thut; tp hun và chn lc nhân s chính tham gia và tuyn chn cng tác viên; chun b cơ s vt cht phc v dch thut và xây dng cơ s d liu và thư vin tra cu phc v dch thut. Sau đó, D án tiến hành dch thut theo hai hướng toàn dch và toát yếu. Giai đon 2 là giai đon chnh lý, tiếp tc hoàn thin và dch thut các b Kinh còn li trong phn Chính tng, đin tch Pht giáo, Nho giáo và Đạo giáo được trước tác, chú gii ti Vit Nam.

Sn phm d kiến ca toàn b quá trình này là các b sách in, sách s v tinh hoa ca các tác phm kinh đin phương Đông, bao gm 150 quyn thuc Chính tng, 9 quyn Nho tng, hai quyn Đạo tng cùng các tác phm trước thut ca các đại sư Vit Nam trong lch s; 13 b kinh đin ca Nho gia, cùng đin tch Nho hc Vit Nam và 3 quyn Đạo đức kinh, Nam hoa kinh, Xung hư chân kinh, cùng mt s đin tch Đạo giáo chn lc Vit Nam. Bên cnh đó, đầu ra ca d án còn cung cp các mô hình, gii pháp phát huy các giá tr tinh hoa ca các tác phm kinh đin phương Đông ti cng đồng, và đặc bit là cơ s d liu s v b sn phm ca D án và cng thông tin đin t phc v tra cu rng rãi.

D án không s dng ngân sách Nhà nước mà s huy động ngun xã hi hóa t doanh nghip, t chc, cá nhân trong và ngoài nước. Hàng năm, D án s lên kế hoch thc hin các nhim v thành phn trong d án, phù hp vi ngun ngân sách được huy động.

 

 

.
.
.
.