Tran Nhan Tong Ins Tran Nhan Tong Ins
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Thông điệp Viện trưởng
    • Sứ mạng và tầm nhìn
    • Chức năng và nhiệm vụ
    • Hình thành và phát triển
    • Cơ cấu tổ chức
    • Dự án Hòa Lạc
    • Liên hệ
    +
  • Bản tin
    • Tin từ Viện
    • Tin từ ĐHQGHN
    +
  • Đào tạo
    • Giới thiệu chung
    • Đào tạo sau đại học
    • Đào tạo ngắn hạn
    • Thời khóa biểu
    • Văn bản liên quan
    • Học bổng
    +
  • Nghiên cứu
    • Giới thiệu chung
    • Ấn phẩm
    • Chia sẻ
    • Dự án, đề tài
    • Thư viện điện tử
    +
  • Hợp tác
    • Giới thiệu chung
    • Hợp tác trong nước
    • Hợp tác Quốc tế
    +
  • Hoạt động xã hội
    • Giới thiệu chung
    • Các mô hình hoạt động
    +

Viện Trần Nhân Tông khai giảng khóa đào tạo Hán Nôm Phật học cơ sở

TRANG CHỦTin từ ViệnViện Trần Nhân Tông khai giảng khóa đào tạo Hán Nôm Phật học cơ sở
12 Th5

Viện Trần Nhân Tông khai giảng khóa đào tạo Hán Nôm Phật học cơ sở

Nhằm mục đích hỗ trợ những người quan tâm, nghiên cứu về lịch sử, văn hóa dân tộc, đặc biệt là lĩnh vực Phật học, có thể đọc, hiểu được các văn bản chữ Hán – Nôm, Viện Trần Nhân Tông tổ chức khóa đào tạo Hán Nôm Phật học cơ sở. Khóa học gồm 3 lớp, diễn ra từ tháng 5 đến tháng 9/2018.

Phát biểu tại Lễ khai giảng khóa học, thay mặt lãnh đạo Viện, PGS.TS Lại Quốc Khánh, Phó Viện trưởng đã trân trọng chuyển lời chào mừng của PGS.TS Nguyễn Kim Sơn, Giám đốc ĐHQGHN, Viện trưởng Viện Trần Nhân Tông tới các đại biểu, các giảng viên, nhà nghiên cứu và gần 150 học viên đã tới tham dự lễ khai giảng, cùng lời chúc các anh chị em học viên sẽ đạt kết quả học tập tốt nhất sau khi khóa học kết thúc.

Giới thiệu về Viện Trần Nhân Tông, PGS.TS Lại Quốc Khánh chia sẻ: là một đơn vị thành viên thuộc ĐHQGHN do Thủ tướng Chính phủ thành lập, Viện Trần Nhân Tông có sứ mệnh nghiên cứu, truyền bá, phát huy giá trị di sản Trần Nhân Tông và các giá trị di sản lịch sử, văn hóa, truyền thống của dân tộc. Thực hiện sứ mệnh đó, Viện Trần Nhân Tông đã và đang triển khai đồng bộ nhiều hoạt động chuyên môn, trong đó nổi bật là hoạt động xây dựng và tổ chức tuyển sinh chương trình đào tạo Tiến sĩ Phật học, khóa I sẽ bắt đầu trong năm 2018. Đây là lần đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam hiện đại có một chương trình đào tạo Tiến sĩ về Phật học, một chương trình được xây dựng công phu, với sự tham gia của nhiều nhà khoa học, chuyên gia, nhà tu hành có uy tín ở trong và ngoài nước.

Để triển khai thực hiện hiệu quả chương trình đào tạo Tiến sĩ Phật học và phục vụ nhiệm vụ chuyên môn lâu dài của Viện, Viện Trần Nhân Tông có định hướng và đang triển khai các hoạt động phát triển hệ thống cơ sở dữ liệu tri thức chuyên ngành cũng như phát triển một cộng đồng, mạng lưới nhân lực chuyên môn. Cụ thể, Viện đã tổ chức các hoạt động nghiên cứu, xây dựng nền tảng hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ nghiên cứu và đào tạo về Phật học, về văn hóa truyền thống dân tộc; tập hợp, cập nhật bộ cơ sở dữ liệu về những nghiên cứu Phật học trong nước và quốc tế với các ngôn ngữ: tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung, Tiếng Phạn, Pali v.v.; chú trọng tổ chức các hội thảo khoa học quốc tế, các chương trình đào tạo ngắn hạn hướng tới mục tiêu trang bị công cụ giúp cho những người quan tâm có thể đi sâu nghiên cứu về Phật học, tìm hiểu, phát huy các giá trị di sản văn hóa, lịch sử truyền thống dân tộc. Tiếp theo khóa đào tạo Hán Nôm Phật học cơ sở, trong thời gian tới Viện Trần Nhân Tông sẽ tiếp tục mở các khóa đào tạo ngắn hạn về tiếng Pali, tiếng Phạn, tiếng Anh Phật học.

Khóa đào tạo Hán Nôm Phật học cơ sở khai giảng ngày hôm nay là kết quả của sự ủng hộ, cộng hưởng mạnh mẽ, tích cực từ phía xã hội. Mục đích của Khóa học là nhằm trang bị công cụ ngôn ngữ phục vụ hoạt động nghiên cứu và phát huy các giá trị, di sản văn hóa truyền thống dân tộc và nghiên cứu Phật học. Ngoài kiến thức chung về chuyên ngành Hán Nôm Phật học, Khóa đào tạo còn cung cấp cho người học các kiến thức bổ trợ như: nhập môn nghi lễ văn hóa Phật giáo, thư pháp, thực hành tìm hiểu văn bia, mộc bản, dịch câu đối v.v. tại các chùa, thiền viện, các di tích văn hóa, lịch sử quốc gia; nghe các giảng sư giảng giải về nét đặc sắc của văn hóa Phật giáo Việt Nam, qua đó giúp người học hiểu và thấm sâu hơn về chữ và nghĩa.

Viện Trần Nhân Tông hy vọng từ khóa học này, sẽ hình thành một mạng lưới cộng tác viên rộng lớn để đồng hành, góp sức cùng với Viện cũng như các cơ quan, đơn vị có cùng chức năng trong việc triển khai thực hiện sứ mệnh chung tìm hiểu những nét đặc sắc của văn hóa truyền thống dân tộc, đặc sắc văn hóa Phật giáo đóng góp trong tiến trình lịch sử dân tộc theo các cách tiếp cận chính tông, khoa học. Với tinh thần đó, Viện Trần Nhân Tông sẽ trở thành một ‘mái nhà chung’, nơi tập hợp những người có cùng sự quan tâm tới sự nghiệp tôn vinh và phát huy những giá trị tốt đẹp của lịch sử, văn hóa truyền thống dân tộc.

Thay mặt lãnh đạo Viện, PGS.TS Lại Quốc Khánh mong muốn các học viên khóa đào tạo sẽ xây dựng một môi trường học tập tốt, có trách nhiệm, đoàn kết và tăng cường chia sẻ tri thức học thuật để đạt chất lượng và kết quả học tập tốt nhất.

Cũng tại Lễ khai giảng, Th.S Lê Tuấn Hùng – Phụ trách Phòng Đào tạo Viện Trần Nhân Tông đã phổ biến chương trình, kế hoạch học tập và những quy định của lớp học. TS. Mai Thị Thơm và TS. Phạm Thị Thảo, các giảng viên đầu tiên của khóa học đã giới thiệu đề cương học phần và các học liệu tham khảo.

Thay mặt gần 150 học viên tham dự khóa đào tạo, học viên Nguyễn Ngọc Anh đã bày tỏ niềm vinh dự khi được tham gia khóa đào tạo, qua đây, gửi lời cảm ơn sâu sắc của tập thể học viên tới Viện trưởng và ban lãnh đạo Viện, cũng như bày tỏ quyết tâm đảm bảo tinh thần nghiêm túc, tích cực của tập thể học viên khóa học trong tham gia học tập, góp phần hoàn thành tốt mục tiêu của Khóa đào tạo.

Một số hình ảnh khác tại Lễ khai giảng:

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Điên thoại: (84-24) 3767 5840
Fax: (84-24) 3767 5841
trannhantong@vnu.edu.vn

tnti@vnu.edu.vn

Viện Trần Nhân Tông, tầng 8, Tòa C1T, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam

Lần đầu tiên, trong hệ thống nghiên cứu khoa học và công nghệ quốc gia có một đơn vị nghiên cứu chuyên sâu về Phật học và tư tưởng Trần Nhân Tông. Cũng lần đầu tiên chương trình đào tạo bậc tiến sĩ về Phật học được đưa vào triển khai trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam hiện đại. Đây cũng thể hiện tầm nhìn và bản lĩnh của Đại học Quốc gia Hà Nội trong việc thể hiện triết lý giáo dục hướng tới phát triển con người một cách toàn diện.

 

floral-decor
Tran Nhan Tong Ins. Copyright © 2017. Edit by TMACS Team.