Hoà chung không khí tưng bừng chào mừng ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam trên cả nước, có thể tự hào nhìn lại các thành tựu Khoa học Công nghệ của Viện Trần Nhân Tông. Đây chính là những mốc son trong quá trình hình thành phát triển cũng như dấu ấn trên lĩnh vực Phật học trong nước và trên thế giới của Viện.
Viện Trần Nhân Tông là một đơn vị thành viên của Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) được thành lập theo Quyết định số 1717/QĐ-TTg ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Thủ tướng Chính Phủ. Đây là sự kiện có nhiều ý nghĩa, được các cơ quan văn hóa, giáo dục, khoa học, tôn giáo cùng các cá nhân trong và ngoài nước đặc biệt quan tâm. Lần đầu tiên, trong hệ thống nghiên cứu khoa học và công nghệ quốc gia có một đơn vị nghiên cứu chuyên sâu về Phật học và tư tưởng Trần Nhân Tông.
Theo “Quy định về tổ chức và hoạt động của Viện Trần Nhân Tông” được phê duyệt tại Quyết định số 634/QĐ-ĐHQGHN ngày 01 tháng 3 năm 2017 của Giám đốc ĐHQGHN, Viện Trần Nhân Tông có vai trò của một đơn vị nghiên cứu khoa học, đồng thời là cơ sở giáo dục đại học thành viên thuộc ĐHQGHN, được tổ chức và hoạt động theo cơ chế tự chủ của tổ chức khoa học và công nghệ công lập. Viện Trần Nhân Tông có chức năng, nhiệm vụ chính là “Nghiên cứu các di sản, giá trị văn hóa và sự nghiệp của Trần Nhân Tông, giá trị văn hóa, tư tưởng thời nhà Trần và các vấn đề liên quan; tư vấn chính sách về phát triển, bảo tồn và phát huy di sản, giá trị văn hóa Trần Nhân Tông và văn hóa truyền thống của dân tộc; thực hiện hoạt động đào tạo về các chuyên ngành có liên quan theo quy định hiện hành”. Mục tiêu càng cao, tầm nhìn càng xa, khát vọng càng lớn thì khó khăn và thách thức càng lớn và càng nhiều, nhưng muốn đi xa thì không thể không có tầm nhìn xa và dám đương đầu để vượt qua thách thức. Thách thức chính là cơ hội, cơ hội cũng đồng thời là thách thức.
Dù là một đơn vị còn non trẻ trực thuộc ĐHQGHN nhưng kể từ khi thành lập, Viện Trần Nhân Tông đã đạt được một số thành tựu về lĩnh vực khoa học ghi đậm dấu ấn như sau:
– Về Dự án Khoa học và Công nghệ:
Năm 2018, Viện hoàn thành xây dựng thuyết minh và đã được phê duyệt nhiệm vụ triển khai Dự án KH&CN do Thủ tướng Chính phủ giao “Dịch thuật và phát huy giá trị tinh hoa các tác phẩm kinh điển phương Đông”. Các tác phẩm kinh điển là sự ngưng tụ văn hóa, trí tuệ của nhân loại, nó có sức lan tỏa và tác động lớn tới con người, có khả năng định hướng con người tới các giá trị chân thiện mỹ, nó tồn tại bền vững xuyên không gian và thời gian. Sự truyền thừa văn hóa, ảnh hưởng lan tỏa và giao lưu văn hóa, các tác phẩm kinh điển có vai trò rất quan trọng mang tính nòng cốt. Các loại kinh tịch này trước đây đã được dịch từng phần, dịch thuật lẻ tẻ, quy mô cá nhân hoặc nhóm với các cách làm rất khác nhau, chưa có quy chuẩn, thể lệ chặt chẽ. Thời đại công nghiệp mới cần những cách làm mới, cần các bản sách dịch vừa có tính học thuật cao, vừa đại chúng hóa, có thể tra cứu thuận tiện, tiếp cận với bản dịch tốt ở mọi nơi mọi lúc, mọi phương tiện. Công việc dịch thuật và phát huy giá trị tinh hoa các tác phẩm kinh điển phương Đông của Viện Trần Nhân Tông được làm theo cách thức chuyển đổi số, phù hợp với văn hóa và học thuật thời đại công nghiệp 4.0. Hiện nay Dự án đang được thực hiện theo đúng kế hoạch và tiến độ đề ra, bước đầu đạt được những kết quả đáng ghi nhận.
Trong khoảng thời gian gần bốn năm tiến hành triển khai thực hiện các nhiệm vụ thuộc giai đoạn khởi động Dự án theo các định hướng đã được Thủ tướng Chính phủ giao, Dự án đã khởi động và triển khai tích cực các hoạt động chuyên môn, đặc biệt là nhiệm vụ trọng tâm tổ chức các hợp phần dịch thuật và giới thiệu giá trị tinh hoa các tác phẩm kinh điển phương Đông trên cơ sở văn bản chữ Hán, chữ Nôm sang tiếng Việt hiện đại, có tham khảo các văn bản bằng các loại văn tự khác. Dự án được thực hiện theo một triết lý, một quan điểm chỉ đạo thống nhất là đề cao tính khoa học, khách quan, đồng bộ hướng tới người tiếp nhận.
Nhiệm vụ trọng tâm dịch thuật các tác phẩm kinh điển phương Đông đã và đang triển khai tổ chức theo 03 hợp phần dịch thuật lớn.
+ Hợp phần dịch thuật Phật tạng tinh yếu: đã ký hợp đồng dịch với 34 tác phẩm, bao gồm: Kim cương kinh; Bát nhã tâm kinh; Lục độ tập kinh; Pháp hoa kinh; Viên giác kinh; Thắng Man kinh; Duy Ma Cật kinh; Dược Sư kinh; Lục tổ đàn kinh; Phật thuyết Di Lặc thượng sinh hạ sinh kinh; Địa tạng bản nguyện kinh ngoại nhị bộ; Đại thừa khởi tín luận; Thập nhị môn luận; Bách luận; Triệu luận; Duy thức tứ luận; Phật tính luận; Nhiếp đại thừa luận; Phật quốc ký; Đại Đường Tây Vực ký; Đại Tuệ Phổ Giác thiền sư ngữ lục; Thích Ca Mâu Ni truyện; Giải thâm mật kinh; Hoa nghiêm kinh; Lăng Già kinh; Đại Nhật kinh; Lăng nghiêm kinh; Đại thừa huyền luận; Thành duy thức luận; Trung luận; Du già sư địa luận; Biện trung biên luận; Xuất tam tạng ký tập. Trong đó, 14 tác phẩm đã hoàn thành bản dịch: Kim cương kinh; Giải thâm mật kinh; Thắng Man kinh; Lục tổ đàn kinh; Tịnh độ tam kinh; Duy Ma Cật kinh; Địa Tạng bản nguyện ngoại dị bộ; Đại thừa khởi tín luận; Đại Đường Tây Vực ký; Phật quốc ký; Biện trung biên luận; Duy thức tứ luận; Thành duy thức luận; Thập nhị môn luận; Bách luận. Tiếp tục triển khai dịch thử, thẩm định, đánh giá, ký hợp đồng dịch thuật mới với 20 tác phẩm bao gồm: Phần Kinh, gồm 8 tác phẩm: Đại thừa bản sinh tâm địa quán kinh; Phật di giáo tam kinh; An ban thủ ý kinh; Na Tiên tỳ khiêu kinh; Ban chu tam muội kinh; Phật thuyết Phạm võng kinh; Ưu bà tắc giới kinh; Pháp cú kinh. Phần Luận, gồm 5 tác phẩm: Thành thực luận; Dị bộ tông luân luận; Mâu Tử lý hoặc luận; Tạp A tỳ đàm tâm luận; Đại trí độ luận (từ quyển 1 đến quyển 25). Phần Lục, Tập, Truyện, gồm 9 tác phẩm: Lâm Tế lục; An lạc tập; Chính pháp nhãn tạng; Thiền tông vô môn quan; Tỳ kheo ni truyện; Tống Cao tăng truyện; Đường Cao tăng truyện; Lương Cao tăng truyện; Pháp uyển châu lâm.
+ Hợp phần dịch thuật Phật điển Việt Nam: đã ký hợp đồng với 08 tác phẩm, bao gồm: Thiền tông khóa hư ngữ lục, Tam Tổ thực lục, Thánh đăng lục, Thiền uyển tập anh, Tam giáo chính độ thực lục, Di Đà cảnh giới hạnh, Nam Hải Quán Âm quốc ngữ diệu soạn, Thiền lâm bảo huấn (Phụ lục 1, mục 2.2). Đã tổ chức dịch thử, thẩm định, đánh giá, ký hợp đồng dịch thuật mới với 06 tác phẩm, bao gồm: Tuệ Trung thượng sĩ ngữ lục, Tam tổ thực lục, Hàm Long sơn chí, Quan Âm tế độ diễn nghĩa kinh, Phật tâm luận, Diệu pháp liên hoa kinh yếu giải hoa ngôn.
+ Hợp phần dịch thuật toàn dịch Nho tạng: đã ký hợp đồng với 08 tác phẩm, bao gồm: Luận ngữ, Mạnh Tử, Thi kinh, Thượng thư, Nhĩ nhã, Chu dịch, Lễ ký, Tả truyện. Trong đó 03 tác phẩm đã hoàn thành bản dịch bao gồm: Hiếu kinh, Mạnh Tử, Luận ngữ.
Ngoài ra, Dự án cũng hình thành cả tủ sách dịch thuật các công trình nghiên cứu hiện đại về kinh điển phương Đông và văn hóa kinh điển nói chung.
– Về thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học:
Viện đã thực hiện và hoàn thành 05 đề tài nghiên cứu cấp ĐHQGHN và 16 đề tài nghiên cứu cấp cơ sở; đang trong quá trình triển khai 02 đề tài nghiên cứu cấp ĐHQGHN.
Viện luôn tích cực thực hiện hợp tác với các bộ/ngành, doanh nghiệp, địa phương, hướng đến mục tiêu chuyển giao sản phẩm KH&CN. Kết quả nổi bật là năm 2020, Viện đã tổ chức biên soạn, xuất bản cuốn “Địa chí Bỉm Sơn” và chuyển giao cho Thị ủy – HĐND – UBND Thị xã Bỉm Sơn (Thanh Hóa). Hiện nay, thuyết minh biên soạn “Địa chí thị xã Đông Triều, Quảng Ninh” do Viện thực hiện đã được phê duyệt và đang bắt đầu triển khai thực hiện.
– Về tổ chức Hội thảo và tọa đàm khoa học:
Với những giá trị to lớn về nhiều mặt và có sức sống lâu dài, đã có nhiều công trình nghiên cứu, nhiều hội thảo khoa học được Viện tổ chức nhằm nhìn nhận và phát huy những giá trị tư tưởng, văn hóa Trần Nhân Tông, Phật giáo Trúc Lâm, Phật giáo Việt Nam nói riêng và Phật giáo thế giới nói chung.
Viện đã tổ chức thành công 06 hội thảo lớn bao gồm: 01 hội thảo quốc gia với chủ đề “Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa Phật giáo Trúc Lâm”; 03 hội thảo quốc tế: “Phật giáo nhập thế và các vấn đề xã hội đương đại”, “Trần Nhân Tông và Phật giáo Trúc Lâm – Đặc sắc tư tưởng, văn hóa”, “Hoạt động trợ giúp xã hội của Phật giáo đương đại”; 03 hội thảo trong nước với chủ đề “Thiền sư Pháp Loa: Sự nghiệp tu hành, Thiền học và dấu ấn lịch sử – kỷ niệm 690 năm Đệ nhị tổ Pháp Loa viên tịch”, “Cư sĩ Phật giáo trong lịch sử – Kỷ niệm 730 năm Tuệ Trung Thượng Sĩ viên tịch”, “Phật giáo và hoạt động từ thiện”.
Ngoài ra, Viện cũng đã tổ chức thành công nhiều tọa đàm và thuyết trình khoa học do những học giả có uy tín, nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực chuyên môn chủ trì như: Tọa đàm về “Sự hình thành và phát triển tín ngưỡng nguyên thủy của đạo Phật – Từ góc độ nghiên cứu lịch sử mỹ thuật”; Tọa đàm về “Kinh nghiệm công bố quốc tế trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn”; Thuyết trình khoa học về “So sánh lý thuyết nhân quả trong triết học Phật giáo và học thuyết siêu nghiệm của Kant”. Đặc biệt trong năm 2022, hoạt động thuyết trình khoa học đã trở nên thường xuyên, trong năm đã tổ chức 06 hoạt động thuyết trình khoa học định kỳ, gồm các chủ đề: “Khoa học đương đại và Phật giáo”; “Trí tuệ Phật giáo và kỹ năng lãnh đạo hiện đại”, “Về trải nghiệm khoa học và thực hành thiền”, “Một số vấn đề về ngữ pháp trong các bản dịch Phạn-Hán”, “Bàn về tiếp xúc tam giáo trong “Thọ Mai gia lễ” từ tầm nhìn Đông Á”, “Khám phá mối quan hệ giữa Khoa học và Tôn giáo – Một nghiên cứu điển hình về diễn ngôn phương Tây”. Những hội thảo và tọa đàm này đều đã thu hút được sự quan tâm của các nhà khoa học có uy tín trong nước và quốc tế, tạo nên tiếng vang lớn và khẳng định được vị thế học thuật của Viện Trần Nhân Tông.
– Về xuất bản, công bố:
Trên tinh thần chú trọng đẩy mạnh hoạt động xuất bản, công bố, Viện đã chủ trì xuất bản 04 Kỷ yếu Hội thảo khoa học, 09 sách chuyên khảo và tham gia biên soạn 11 sách chuyên khảo trong và ngoài nước.
Cán bộ và nghiên cứu sinh của Viện đã công bố được hơn 50 bài báo khoa học trong nước, 11 bài báo quốc tế (trong đó có 06 bài thuộc hệ thống Scopus), 04 chương sách xuất bản tại nước ngoài.
Dưới đây là danh sách các tác phẩm khoa học của cán bộ và nghiên cứu sinh của Viện Trần Nhân Tông trong vòng 03 năm trở lại đây:
+ Các tác phẩm được đăng tải trên báo chí quốc tế:
Loc Tan Le (2022) Buddhist adolescents’ religiosity: how are its core dimensions correlated with each other and with demographic factors?, Journal of Beliefs & Values, DOI: 10.1080/13617672.2022.2029133
Tan Loc Le (2021) Adolescents’ Buddhist belief in correlation with demographic factors: An exploratory sequential mixed method research, International Journal of Children’s Spirituality, DOI: 10.1080/1364436X.2021.1968800
Loc Tan Le (2021) How Can Buddhist Education Help Adolescents Develop Moral Behavior?, Religious Education, DOI: 10.1080/00344087.2021.2018642, Q1
Loc Tan Le (2021) Could Buddhism Develop Prosocial Behavior Among Adolescents?, SSRG International Journal of Humanities and Social Science 8(3), 48-53. DOI: 10.14445/23942703/IJHSS-V8I3P108
Kim Sơn NGUYỄN Features of Vietnamese Medieval Literature – a look at the Relationship between the Literary Works Written in Han and Nom Characters,LITERARY STUDIES UDC 81 doi: dx.doi.org/10.24866/2542-1611/2020-4/6-14
+ Các tác phẩm được đăng tải trên tạp chí/ hội thảo, sách chuyên khảo, giáo trình trong nước:
Phan Thanh Hoàng, Văn bằng và trướng ở làng Trường Lưu (Nguyễn Huy Mỹ (chủ biên), Hoàng Ngọc Cương, NXB Nghệ An, 2022.
Phan Thanh Hoàng, đồng tác giả với Nguyễn Thị Luyện, “Cách dịch tăng giảm hành thể trong câu hành động của tiếng Hán sang tiếng Việt, từ góc độ văn bản học và văn hóa chức năng”, Ngôn ngữ & Đời sống, số 2(322)-2022
Phan Thanh Hoàng, đồng tác giả với Nguyễn Thị Luyện, “Việc chuyển dịch cụm từ bốn chữ tiếng Trung sang tiếng Việt (qua bản gốc và bản dịch Hồng Lâu Mộng”, Từ điển học và Bách khoa thư, số 2 (76), 3-2022
Phan Thanh Hoàng, Nguyễn Xuân Bảo, Nguyễn Thị Ngọc Anh, “Chỉnh lý và phân tích thư tịch diễn Nôm Phật giáo tại Việt Nam”, Liễu Quán, 5-2022
Phạm Thị Thảo – Hà Đăng Việt “Địa chí Việt Nam qua tư liệu Hán Nôm và giá trị của nó đối với nghiên cứu lịch sử văn hóa, Kỷ yếu Hội thảo quốc gia khoa Ngữ Văn – ĐHSP Hà Nội “Văn học và ngôn ngữ trong thế giới đương đại – Bản sắc và hội nhập”
Phạm Thị Thảo, “Trần Nhân Tông và giá trị tư tưởng của Phật giáo Trúc Lâm với sinh hoạt tâm linh”, Kỷ yếu Hội thảo “Phát huy các giá trị văn hóa tâm linh – thực trạng, những vấn đề đặt ra và định hướng phát triển trong giai đoạn mới”, Viện Những vấn đề phát triển, Hà Nội tháng 5-2022
Phan Thanh Hoàng, đồng tác giả với Nguyễn Ngọc Thúy Anh, “够+A”与“ĐỦ+A”结构对比研究”, kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia năm 2022-nghiên cứu và giảng dạy tiếng Trung Quốc với xu thế ứng dụng nghề nghiệp tương lai
Phan Thanh Hoàng, Nguyễn Xuân Bảo, “Tiếp cận sắc phong hiện vật của một số nhân vật tiêu biểu thuộc dòng họ Nguyễn Huy Trường Lưu”, Tạp chí khoa học Trường Đại học Vinh, tập 51- Số 2B/2022
Phan Thanh Hoàng, (đồng tác giả với Nguyễn Huy Mỹ, Nguyễn Xuân Bảo), “Bộ sưu tập sách cổ hán nôm làng Trường Lưu, Hà Tĩnh”, Thông báo Hán Nôm 2022. Nxb. Thế giới, tháng 11/2020
Dương Văn Hà, “Nét chung, riêng trong tư tưởng dung hợp Phật – Nho qua hai tác phẩm Tam giáo nguyên lưu kí của Toàn Nhật Quang Đài và Tam giáo nhất nguyên thuyết của Trịnh Huệ”, Tạp chí Hán Nôm, số 6 (175) năm 2022
阮輝瑩:《皇華使程圖》阮輝美主編,潘青皇校注, 華藝學術出版, 2021年11月出版。(Nguyễn Huy Oánh, Hoàng Hoa Sứ Trình Đồ (Nguyễn Huy Mỹ chủ biên, Phan Thanh Hoàng hiệu chú), NXB Học Thuật Hoa Nghệ, tháng 11 năm 2021.
Nguyễn Văn Phong, Văn bia Bắc Giang – Khảo cứu và tuyển dịch. NXB Đại học quốc gia Hà Nội. Giấy phép xuất bán số: 1757/LK-XH/QĐ-NXBĐHQGHN ngày 24 tháng 12 năm 2021
Mai Thị Thơm, Văn hóa tư tưởng Phât giáo qua tư liệu văn bia Lý – Trần, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, tháng 9/2021
Mai Thị Thơm, Đại cương Thiền phái Trúc Lâm, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, ISBN: 468-KHXH-2021,tháng 10/2021
Nguyễn Văn Phong; Nguyễn Ngọc Anh: Thiền phái Trúc Lâm ở phía Tây Yên Tử, Tạp chí Khuông Việt, số 01/2021
Vũ Thị Hương: Những từ ngữ gốc Ấn – Âu trong tác phẩm Đức Chúa Giê-su của Jeronimo Maiorica (Khảo cứu trên quyển số 7 và số 8, Tạp chí Từ điển học & Bách khoa thư, số 2 (70), 3-2021
Lại Quốc Khánh: Thiền phái Trúc Lâm ở Việt Nam hiện nay – Những vấn đề đặt ra, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo
Nguyễn Thanh Tùng: Báo cáo tự do tôn giáo của Mỹ – Cái nhìn không khách quan về tình hình tôn giáo ở Việt Nam, Tạp chí Chiến lược quốc phòng, số 19, 01&02/2021
Nguyễn Thị Ngọc Anh, Xung đột tôn giáo ở miền Nam Thái Lan – Tác động đối với an ninh khu vực, Tạp chí Kiến thức Quốc phòng hiện đại, số tháng 9.2021
Nguyễn Văn Phong, Hoạt động của cư sĩ Phật giáo thời Lê Trung Hưng qua văn bia Bắc Giang. Kỷ yếu hội thảo khoa học Cư sĩ Phật giáo trong lịch sử ( kỷ niệm 730 năm Tuệ Trung Thượng sĩ viên tịch).
Nguyễn Văn Phong, Nguyễn Ngọc Anh, Thiền phái Trúc Lâm ở phía Tây Yên Tử. Tạp chí Khuong Việt (Tạp chí nghiên cứu và phổ biến tri thức Phật học của Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội. Số 53, tháng 1/2021
Lê Đình Sơn, (2021), “Chư nhân tán tụng: Thượng Sĩ từ góc nhìn của môn nhân”, Cư sĩ Phật giáo trong lịch sử: Kỉ niệm 730 năm Tuệ Trung Thượng Sĩ viên tịch, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội
Lê Đình Sơn, (2021), “Sự chuyển biến trong thái độ đối với Phật giáo của nhà Nho Lê Quý Đôn (nhìn từ đối sách thi Đình đến thiên Thiền dật sách Kiến văn tiểu lục)”, Nghiên cứu Hán Nôm năm 2021, NXB Thế giới, Hà Nội
Lê Đình Sơn, (2021), “Trần Anh Tông với Phật giáo Trúc Lâm thời Trần”, Thiền sư Pháp Loa: Sự nghiệp tu hành, Thiền học và dấu ấn lịch sử, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội
Lê Đình Sơn, “Từ quá trình biên khắc Tự Đức thánh chế tự học giải nghĩa ca thử tái hiện diện mạo ban đầu của nó”, Hội thảo Hán Nôm trẻ 2021. Viện Nghiên cứu Hán Nôm
Giang Mạnh Cầm (2021), “Cư sĩ với phong trào chấn hưng Phật giáo ở miền Bắc Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX: Trường hợp Tạp chí Đuốc Tuệ”, Cư sĩ Phật giáo trong lịch sử (Kỷ yếu Hội thảo khoa học kỷ niệm 730 năm Tuệ Trung Thượng sĩ viên tịch), NXB. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội
Đinh Thị Ngân (2021), “Những nét đặc trưng trong thơ Thiền Tuệ Trung Thượng sĩ”, Cư sĩ Phật giáo trong lịch sử (Kỷ yếu hội thảo kỷ niệm 730 năm Tuệ Trung Thượng sĩ viên tịch), NXB. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội
Nghiêm Thị Mai, (2021), “Cư sĩ Quảng Tràng Thiệt với Phong trào chấn hưng Phật giáo đầu thế kỷ XX qua khảo sát tạp chí Đuốc Tuệ (1935 – 1945)”, Cư sĩ Phật giáo trong lịch sử: Kỷ niệm 730 năm Tuệ Trung Thượng Sĩ viên tịch, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội
Cung Thị Kim Thành – Nguyễn Linh Trang (2021), “Khảo sát chữ ‘Nguyệt’ trong thơ Tuệ Trung Thượng sĩ”, Cư sĩ Phật giáo trong lịch sử (Kỷ yếu Hội thảo khoa học kỷ niệm 730 năm Tuệ Trung Thượng sĩ viên tịch), NXB. Đại học Quốc gia Hà Nội
Dương Văn Hà, (2021), “Giới thiệu thêm một tác phẩm trong hệ thống thơ chữ Nôm về Trúc Lâm Yên Tử – Hành trình chùa Yên Tử”, Thiền sư Pháp Loa: Sự nghiệp tu hành, Thiền học và dấu ấn lịch sử, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội
Vũ Thị Hương, (2021), “Nhị tổ Pháp Loa với thuật tìm thầy chọn bạn”, Thiền sư Pháp Loa: Sự nghiệp tu hành, Thiền học và dấu ấn lịch sử, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội
Mai Thị Thơm (2021), “Thiền sư Pháp Loa với hệ thống kinh điển Phật giáo”, Thiền sư Pháp Loa: Sự nghiệp tu hành, Thiền học và dấu ấn lịch sử, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Mai Thị Thơm (2021), “Tuệ Trung Thượng sĩ với thuật chăn trâu”, Cư sĩ Phật giáo trong lịch sử (Kỷ yếu Hội thảo khoa học kỷ niệm 730 năm Tuệ Trung Thượng Sĩ viên tịch), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Mai Thị Thơm (2021), “Vai trò của Giáo hội đối với nữ giới thời chấn hưng – Nhìn từ Liên Hoa Văn Tập năm Ất mùi (1955)”, Giáo hội Phật giáo Việt Nam: 40 năm hội nhập và phát triển cùng đất nước (Kỷ yếu hội thảo khoa học), 2021
Nguyễn Văn Phong, Nguyễn Ngọc Anh, Bước đầu tìm hiểu văn bia Phật giáo Trúc Lâm ở tỉnh Bắc Giang.Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 12 (548) – 2021 (Viện sử học – Viện HLKHXH Việt Nam)
Nguyễn Ngọc Anh, Bước đầu tìm hiểu tác phẩm Trữ từ tự răn của Tuệ Trung Thượng Sĩ Cư sĩ Phật giáo trong lịch sử (Kỷ yếu Hội thảo khoa học kỷ niệm 730 năm Tuệ Trung Thượng Sĩ viên tịch), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Địa chí Bỉm Sơn, Viện Trần Nhân Tông, NXB ĐHQGHN
Tư tưởng Hồ Chí Minh về phòng chống, tham ô, lãng phí, quan liêu – Nội dung và giá trị, Nguyễn Ngọc Anh, NXB Quân đội Nhân dân Việt Nam
Tinh thần căn bản của Văn hóa Trung Quốc, Bùi Bá Quân, Lê Phương Duy, Lê Đình Sơn (dịch), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Mười lăm bài giảng về Lịch sử Trung Quốc, Trương Khởi Chi (chủ biên), Bùi Anh Chưởng, Nguyễn Anh Tuấn, Dương Văn Hà (dịch), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
Lịch sử mỹ thuật Trung Quốc, Lương Cửu (chủ biên), Trần Kiến Quân (biên soạn), Bùi Bá Quân, Dương Văn Hà, Bùi Anh Chưởng, Nguyễn Gia Khoa (dịch), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
The way to Truc Lam meditation school in Vietnam, ĐĐ Thích Tâm Đức, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Kinh Pháp hoa từ hệ chiếu đương đại, TT. Thích Nguyên Đạt, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Phan Thanh Hoàng, Khoa danh xã Lai Thạch xưa (đồng tác giả với Nguyễn Huy Mỹ (chủ biên), Nguyễn Huy Chất, Nguyễn Tùng Lĩnh), NXB Nghệ An, 11- 2020
Phan Thanh Hoàng, Truyền thống văn hóa họ Nguyễn Huy Trường Lưu (đồng tác giả với Nguyễn Huy Mỹ (chủ biên), Nguyễn Huy Chất, Nguyễn Tùng Lĩnh), NXB Nghệ An, 11- 2020
Nguyễn Huy Oánh biên soạn, Hoàng Phương Mai, Hoàng Ngọc Cương, Phan Thanh Hoàng phiên âm chú thích, Hoàng Hoa sứ trình đồ (tái bản), Nxb. Đại học Vinh, 10-2020
Nguyễn Huy Oánh biên soạn, Nguyễn Huy Chất phiên dịch, Phan Thanh Hoàng hiệu đính, Yên Thiều Nhật Trình, Nxb. Đại học Vinh, 10-2020
Phát triển đội ngũ giảng viên chuyên ngành Phật học ở Việt Nam hiện nay, Lại Quốc Khánh, Lê Anh Xuân, Tạp chí Nghiên cứu tôn giáo, số 2 (194), 2020
Tạp chí Triết học, số 03 và 04 năm 2020. Khuynh hướng Tân Nho gia của Trần Trọng Kim trong Nho giáo
Quản lý đội ngũ giảng viên Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đỗ Anh Đức, Nguyễn Ngọc Quỳnh. Tạp chí Quản lý nhà nước, số 296, 2020
Nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế Việt Nam trong bối cảnh kinh tế số, Đỗ Anh Đức, Lê Anh Đức, Nguyễn Ngọc Quỳnh. Hội thảo khoa học ” Phát triển nền kinh tế thị trường ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới: Thực trạng, đặc trưng và gợi ý các tiêu chí về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, tháng 8/2020
Lê Đình Sơn, “Từ vựng Phật học trong các từ điển môn loại Hán Nôm”, Nghiên cứu Hán Nôm năm 2020, NXB Thế giới, Hà Nội, 2020, ISBN: 978604773960-8.
Lê Tùng Lâm. Vấn đề nữ quyền trên tạp chí Từ bi âm (1932-1945). Tạp chí Nghiên cứu văn hóa Việt Nam số 5 (191), 2020
Lê Tùng Lâm. Hình tượng Thánh Mẫu Liễu Hạnh trong Truyền kỳ tân phả – hành trình văn học hóa các chất liệu dân gian. Nghiên cứu Hán Nôm năm 2020, NXB Thế giới, Hà Nội, 2020
Phan Thanh Hoàng,Nguyễn Huy Chất, Nguyễn Huy Mỹ, “Nghiên cứu các tập sách về hành trình đi sứ của Nguyễn Huy Oánh”, Thông báo Hán Nôm 2020, 11/2020
Phan Thanh Hoàng, Nguyễn Thị Luyện, “Dịch thuật thời 4.0: Từ cách thức hóa đến giải thích, Kỷ yếu hội thảo quốc tế Dịch Thuật Thời Đại 4.0 Đào Tạo, Nghiên Cứu và Thực Tiễn, NBX Đại học Quốc gia Hà Nội, 12/2020)
Giang Mạnh Cầm (Đồng tác giả), “Hệ thống đồ thờ truyền thống trong Từ đường ở miền Bắc Việt Nam”, Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tập 6, Số 1 (2020)
Những kết quả nêu trên đã minh chứng cho tiềm năng khoa học công nghệ của Viện và từng bước khẳng định uy tín, vị thế của một Viện nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực Phật học không chỉ ở Việt Nam và cả trên thế giới. Chúng ta kỳ vọng, với một viện nghiên cứu mang tính học thuật cao trong lòng đại học hàng đầu của Việt Nam, Viện Trần Nhân Tông sẽ là nơi từ góc độ học thuật tôn lên dòng lành mạnh, chân tu và trí tuệ của Phật giáo, góp phần phát triển tinh hoa tốt đẹp của Phật giáo mang bản sắc Việt Nam, của tư tưởng Trần Nhân Tông và văn hóa đời Trần, cũng như văn hóa truyền thống Việt Nam nói chung, góp phần vào sự nghiệp xây dựng con người Việt Nam mới trong thời đại toàn cầu hóa.