Tran Nhan Tong Ins Tran Nhan Tong Ins
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Thông điệp Viện trưởng
    • Sứ mạng và tầm nhìn
    • Chức năng và nhiệm vụ
    • Hình thành và phát triển
    • Cơ cấu tổ chức
    • Dự án Hòa Lạc
    • Liên hệ
    +
  • Bản tin
    • Tin từ Viện
    • Tin từ ĐHQGHN
    +
  • Đào tạo
    • Giới thiệu chung
    • Đào tạo sau đại học
    • Đào tạo ngắn hạn
    • Thời khóa biểu
    • Văn bản liên quan
    • Học bổng
    +
  • Nghiên cứu
    • Giới thiệu chung
    • Ấn phẩm
    • Chia sẻ
    • Dự án, đề tài
    • Thư viện điện tử
    +
  • Hợp tác
    • Giới thiệu chung
    • Hợp tác trong nước
    • Hợp tác Quốc tế
    +
  • Hoạt động xã hội
    • Giới thiệu chung
    • Các mô hình hoạt động
    +

Tọa đàm “Sự hình thành và phát triển tín ngưỡng nguyên thủy của đạo Phật – Từ góc độ nghiên cứu lịch sử mỹ thuật”

TRANG CHỦTin từ ViệnTọa đàm “Sự hình thành và phát triển tín ngưỡng nguyên thủy của đạo Phật – Từ góc độ nghiên cứu lịch sử mỹ thuật”
22 Th8

Tọa đàm “Sự hình thành và phát triển tín ngưỡng nguyên thủy của đạo Phật – Từ góc độ nghiên cứu lịch sử mỹ thuật”

Sáng ngày 22/8/2019 tại Viện Trần Nhân Tông đã diễn ra Tọa đàm về “Sự hình thành và phát triển tín ngưỡng nguyên thủy của đạo Phật – Từ góc độ nghiên cứu lịch sử mỹ thuật”

 

Tham dự tọa đàm có diễn giả PGS.TS Nguyễn Tri Ân, giảng viên trường Đại học Bates, New England, Hoa Kỳ và các giảng viên, nghiên cứu viên, nghiên cứu sinh, học viên các khóa đào tạo ngắn hạn của Viện.

Tại buổi tọa đàm, PGS. TS. Nguyễn Tri Ân đã chia sẻ các kết quả nghiên cứu của cá nhân ông từ góc độ lịch sử mỹ thuật về sự hình thành các tín ngưỡng nguyên thủy của đạo Phật như thờ xá lợi, bảo tháp; nhiễu tháp, thiền tọa, thiền hành; các biểu tượng để chỉ sự hiện diện của đức Phật: dấu chân, tàn lọng, cây bồ đề; thời kỳ xuất hiện tượng Phật qua nhân tướng; các trung tâm và trường phái nghệ thuật tạo tượng Phật trong những thế kỷ đầu sau Công nguyên.

Trao đổi cùng diễn giả, những người tham dự đã đặt các câu hỏi và giải đáp xoay quanh các vấn đề như: tượng Phật có từ khi nào, ai là người tạc tượng Phật đầu tiên, tượng Phật có ý nghĩa và mục đích gì, trước khi có tượng Phật người Phật tử thờ kính phật như thế nào, v.v…


Kết thúc tọa đàm, đại diện Viện Trần Nhân Tông gửi lời cảm ơn PGS. TS Nguyễn Tri Ân và mong muốn trong tương lai sẽ tiếp tục có những hợp tác về chuyên môn với ông.

PGS. TS Nguyễn Tri Ân là giảng viên ở Đại học Bates, một Trường học Tổng hợp nổi tiếng vùng New England, Hoa Kỳ. Ông qua Mỹ năm 1980, theo học ngành Triết học Đông Phương và Văn học Trung Quốc. Sau đó ông theo học Thạc sĩ ngành Tôn giáo ở Đại học Harvard, và Tiến sĩ ngành Lịch sử phê bình Mỹ thuật Á Châu ở University of California, Berkeley. Năm 1997. Dưới sự bảo trợ của GS. Hà Văn Tấn, Viện Khảo cổ học, ông đã tiến hành điền dã nhiều di tích ở Việt Nam, nghiên cứu mỹ thuật Phật giáo và văn bia tôn giáo. Về sau, ông viết luận án về chùa Bút Tháp kết hợp nhiều lĩnh vực quan trọng về văn bia, lịch sử kiến trúc, tượng Phật, Bồ Tát, tượng các bà hoàng, và tòa cửu phẩm liên hoa. Đồng thời ông cũng nghiên cứu sự trùng hưng Phật Giáo ở miền Bắc Việt Nam với đóng góp lớn lao của hai thiền sư Chuyết Chuyết và Minh Hành,v.v..

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Điên thoại: (84-24) 3767 5840
Fax: (84-24) 3767 5841
trannhantong@vnu.edu.vn

tnti@vnu.edu.vn

Viện Trần Nhân Tông, tầng 8, Tòa C1T, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam

Lần đầu tiên, trong hệ thống nghiên cứu khoa học và công nghệ quốc gia có một đơn vị nghiên cứu chuyên sâu về Phật học và tư tưởng Trần Nhân Tông. Cũng lần đầu tiên chương trình đào tạo bậc tiến sĩ về Phật học được đưa vào triển khai trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam hiện đại. Đây cũng thể hiện tầm nhìn và bản lĩnh của Đại học Quốc gia Hà Nội trong việc thể hiện triết lý giáo dục hướng tới phát triển con người một cách toàn diện.

 

floral-decor
Tran Nhan Tong Ins. Copyright © 2017. Edit by TMACS Team.