Viện Trần Nhân Tông là một đơn vị thành viên của Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) được thành lập theo Quyết định số 1717/QĐ-TTg ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ. Theo “Quy định về tổ chức và hoạt động của Viện Trần Nhân Tông” được phê duyệt tại Quyết định số 634/QĐ-ĐHQGHN ngày 01 tháng 3 năm 2017 của Giám đốc ĐHQGHN, Viện Trần Nhân Tông là một đơn vị nghiên cứu khoa học, đồng thời là cơ sở giáo dục đại học thành viên thuộc ĐHQGHN, được tổ chức và hoạt động theo cơ chế tự chủ của tổ chức khoa học và công nghệ công lập. Viện Trần Nhân Tông được thành lập nhằm tạo ra những sản phẩm nghiên cứu và đào tạo sâu sắc, toàn diện, nhằm bảo tồn, phát huy các di sản văn hóa Trần Nhân Tông và văn hóa truyền thống của dân tộc, phục vụ phát triển xã hội bền vững và hài hòa.
Tiếng Phạn (Phạn ngữ/梵語/saṃskṛtam संस्कृतम्/tiếng Sanskrit/bắc Phạn) là một ngôn ngữ cổ Ấn Độ được sử dụng trong hoạt động tế lễ và ghi chép kinh sách của các tôn giáo như Ấn Độ giáo, Phật giáo Bắc Tông và Jaina giáo. Tiếng Phạn có vị trí quan trọng trong lịch sử, văn hóa, triết học và tôn giáo Ấn Độ thời cổ đại. Ngày nay tiếng Phạn vẫn được sử dụng, và là một trong nhiều ngôn ngữ chính thức của Ấn Độ.
Nhằm mục đích hỗ trợ những người quan tâm, có nhu cầu học tiếng Phạn để tra cứu, dịch thuật tài liệu, và muốn thông qua tiếng Phạn để tìm hiểu, nghiên cứu về ngôn ngữ, lịch sử, văn hóa, tôn giáo, triết học Ấn Độ thời cổ đại, Viện Trần Nhân Tông dự kiến tuyển sinh lớp “Phạn văn bậc 1”, cụ thể như sau:
- Đối tượng và điều kiện đăng ký
– Những người quan tâm muốn học tiếng Phạn bậc 1 nói chung, và muốn thông qua tiếng Phạn để tìm hiểu, nghiên cứu lịch sử, văn hóa, tư tưởng, triết học, tôn giáo Ấn Độ thời cổ đại nói riêng.
– Người đăng ký tham gia khóa học có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên.
- Mục tiêu
Chương trình đào tạo “Phạn văn bậc 1” được xây dựng nhằm mục đích trang bị cho người học những kiến thức tiếng Phạn ở trình độ bậc 1, và những tri thức cơ bản về lịch sử, tôn giáo, triết học, văn hóa Ấn Độ thời cổ đại thông qua các văn bản Phạn văn.
Với những người nghiên cứu Phật giáo Hán truyền bằng Hán văn, tiếng Phạn sẽ là công cụ hữu hiệu để tiếp cận kinh điển Phật giáo nguyên gốc, đồng thời cũng là cơ sở để bước đầu tiến hành các nghiên cứu so sánh, đối chiếu nội dung giữa kinh điển Phật giáo Hán văn (văn bản dịch) với kinh điển Phật giáo nguyên gốc.
- Thời lượng học và thời gian dự kiến khai giảng
– Thời lượng khoá học: 120 giờ tín chỉ (1 giờ TC = 50 phút), trong đó 80 giờ học chính và 40 giờ ôn tập thực hành. Tổng thời gian: 10 tháng/2 học kỳ/mỗi học kỳ 5 tháng; mỗi tuần 02 giờ học chính và 01 giờ học ôn tập thực hành; kỳ I: tháng 6/2023 – 10/2023, kỳ II: tháng 11/2023 – tháng 3/2024.
– Dự kiến khai giảng: 18h00, ngày 05 tháng 06 năm 2023
– Thời gian học: 18h00 – 20h00, thứ Hai hàng tuần (giờ học chính); 18h – 19h00 thứ Năm hàng tuần (giờ học ôn tập thực hành).
- Học phí
– Học phí toàn khóa học: 24.000.000 VNĐ (hai mươi bốn triệu đồng).
– Học viên đóng 70% học phí (16.800.000 VNĐ) trước ngày 20/05/2023, và đóng 30% học phí (7.200.000 VNĐ) còn lại vào đầu học kỳ 2.
- Quyền lợi và trách nhiệm của người học
5.1. Quyền lợi của người học
– Người học được tham gia khóa học với giáo trình tiếng Phạn biên soạn theo chuẩn châu Âu bởi học giả uy tín; giảng dạy bởi giảng viên có trình độ cao về Phạn văn, có chuyên môn sâu về ngôn ngữ và lịch sử văn hóa Ấn Độ cổ đại. Chi tiết đề cương môn học, thời gian biểu khóa học, thông tin giảng viên chính và các giảng viên trợ giảng, xin xem tại đây: https://docs.google.com/document/d/1CvaCBkpuERf5gcHHuye1XKBN95xfk-H_/edit?usp=sharing&ouid=105728890712487573504&rtpof=true&sd=true
– Người học được Viện Trần Nhân Tông cung cấp 01 cuốn Giáo trình Phạn văn (bản copy) do TS. Đỗ Quốc Bảo biên soạn để phục vụ học tập.
– Người học được đăng ký xét cấp học bổng của Viện Trần Nhân Tông.
– Cuối khóa học, người học sẽ được cấp Chứng nhận hoàn thành chương trình “Phạn văn bậc 1”. Chứng nhận này có giá trị để người học tham gia các khóa học tiếng Phạn tiếp theo ở trình độ cao hơn và các hoạt động khoa học do Viện Trần Nhân Tông tổ chức.
5.2. Trách nhiệm của người học
Ngoài các bài kiểm tra thường kỳ theo yêu cầu của giảng viên, kết thúc mỗi kỳ học, người học phải thực hiện 01 bài kiểm tra đánh giá cuối kỳ. Kết quả của 02 bài kiểm tra cuối mỗi kỳ học là căn cứ để Viện Trần Nhân Tông cấp Chứng nhận hoàn thành khóa học.
- Chính sách học bổng
Viện Trần Nhân Tông xét cấp học bổng mức 50% và 100% học phí cho các học viên tham gia khóa học vào đầu mỗi kỳ học, cụ thể như sau:
– Học bổng kỳ I: Viện Trần Nhân Tông căn cứ hồ sơ đăng ký của người học, để xét cấp học bổng mức 50% và 100% học phí học kỳ I (6.000.000 và 12.000.000 VNĐ) cho những người đăng ký học có hồ sơ tốt.
– Học bổng kỳ II: Với các học viên có tinh thần học tập tốt (qua đánh giá thường xuyên của giảng viên) và đạt điểm số cao trong bài kiểm tra cuối kỳ I, sẽ được Viện Trần Nhân Tông xét cấp 50% và 100% học phí học kỳ II (6.000.000 và 12.000.000 VNĐ).
- Địa điểm học
Học trực tuyến và trực tiếp tại Viện Trần Nhân Tông, tầng 8, tòa C1T, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội.
- Số lượng học viên/lớp
Số lượng học viên tham gia lớp học: từ 10-15 học viên/lớp.
- Thời gian, hồ sơ và cách thức đăng ký học
– Thời gian đăng ký: đến hết ngày 20 tháng 05 năm 2023
– Hồ sơ đăng ký bao gồm:
+ Phiếu đăng ký học: tải tại link sau:
+ Bản sao công chứng chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân
+ Bản sao công chứng các văn bằng, chứng chỉ
– Cách thức đăng ký: Người học có thể đến đăng ký trực tiếp tại Viện Trần Nhân Tông, tầng 8, C1T, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội hoặc đăng ký bằng cách gửi email theo địa chỉ email: tungnt71.tnti@gmail.com
– Để biết thêm chi tiết, xin liên hệ Thầy Nguyễn Thanh Tùng, ĐT: 034.680.9763; Thầy Âu Quang Hiếu; ĐT: 0352.931.718.
– Căn cứ số lượng hồ sơ đăng ký và thời gian đăng ký của học viên, BTC sẽ gửi thông báo tham gia khóa học đến các học viên đủ điều kiện.
Trân trọng thông báo./.