Tran Nhan Tong Ins Tran Nhan Tong Ins
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Thông điệp Viện trưởng
    • Sứ mạng và tầm nhìn
    • Chức năng và nhiệm vụ
    • Hình thành và phát triển
    • Cơ cấu tổ chức
    • Dự án Hòa Lạc
    • Liên hệ
    +
  • Bản tin
    • Tin từ Viện
    • Tin từ ĐHQGHN
    +
  • Đào tạo
    • Giới thiệu chung
    • Đào tạo sau đại học
    • Đào tạo ngắn hạn
    • Thời khóa biểu
    • Văn bản liên quan
    • Học bổng
    +
  • Nghiên cứu
    • Giới thiệu chung
    • Ấn phẩm
    • Chia sẻ
    • Dự án, đề tài
    • Thư viện điện tử
    +
  • Hợp tác
    • Giới thiệu chung
    • Hợp tác trong nước
    • Hợp tác Quốc tế
    +
  • Hoạt động xã hội
    • Giới thiệu chung
    • Các mô hình hoạt động
    +

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam gặp mặt các nhà khoa học tham gia 5 đề án lớn

TRANG CHỦTin từ ViệnPhó Thủ tướng Vũ Đức Đam gặp mặt các nhà khoa học tham gia 5 đề án lớn
13 Th2

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam gặp mặt các nhà khoa học tham gia 5 đề án lớn

Ngày 12/02/2019, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã gặp gỡ hơn 70 nhà khoa học đang tham gia thực hiện 5 đề án khoa học lớn: Nghiên cứu, biên soạn bộ Lịch sử Việt Nam (gọi tắt là Quốc sử); Bách khoa toàn thư; Địa chí quốc gia Việt Nam; Hệ tri thức Việt số hóa; Dịch thuật và phát huy giá trị tinh hoa các tác phẩm kinh điển phương Đông.

Toàn cảnh buổi gặp mặt của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và các nhà khoa học tham gia vào 5 đề án lớn

Đáng chú ý, 5 đề án lớn đều có sự tham gia của các nhà khoa học của ĐHQGHN, trong đó Viện Trần Nhân Tông, đơn vị thành viên của ĐHQGHN, trực tiếp tham gia vào 2 đề án do ĐHQGHN chủ trì là Xây dựng bộ Địa chí Quốc gia Việt Nam (gọi tắt là nhiệm vụ Quốc chí) và Dịch thuật và phát huy giá trị tinh hoa các tác phẩm kinh điển phương Đông.

Đại diện nhóm nhà khoa học soạn thảo bộ Quốc chí, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội Nguyễn Kim Sơn phát biểu tại buổi gặp mặt

Đề án Xây dựng bộ Quốc chí quốc gia Việt Nam được coi là bộ Quốc chí đầu tiên trong lịch sử Việt Nam hiện đại, biên chép về tất cả các lĩnh vực của quốc gia. Đề án vừa phát huy các truyền thống viết chí dân tộc, vừa vận dụng các thành tựu công nghệ hiện đại để xây dựng hệ dữ liệu quốc gia. Ngoài sách in, bộ Quốc chí sẽ được xuất bản dưới dạng ấn bản điện tử, có thể tra cứu và tìm kiếm thông tin thuận tiện với tập hợp dữ liệu lớn, kèm hệ thống bản đồ, hệ thống định vị, có tính ứng dụng và thực tiễn cao. Bộ địa chí Quốc gia còn có cơ chế bổ sung thông tin thường xuyên để đảm bảo tính cập nhật. Viện Trần Nhân Tông thuộc ĐHQGHN được giao triển khai nhiệm vụ thành phần Biên soạn Tập Quốc chí về Tôn giáo, tín ngưỡng.

Phó Thủ tướng và nhóm các nhà khoa học tham gia nhiệm vụ xây dựng bộ Địa chí Quốc gia Việt Nam và nhiệm vụ Dịch thuật và phát huy giá trị tinh hoa các tác phẩm kinh điển phương Đông

Đề án Dịch thuật và phát huy giá trị tinh hoa các tác phẩm kinh điển phương Đông là nhiệm vụ khoa học và công nghệ có kinh phí từ nguồn xã hội hóa, có nhiệm vụ dịch toàn bộ các tác phẩm kinh điển của phương Đông ra tiếng Việt nhằm phát huy một cách chỉnh thể, hệ thống, toàn diện và bền vững hệ giá trị kết tinh trong các tác phẩm kinh điển đó, qua đó góp phần thiết thực xây dựng và phát triển văn hóa và con người Việt Nam, tạo nguồn lực trí tuệ và nhân văn phục vụ sự nghiệp bảo vệ và phát triển đất nước, hội nhập quốc tế.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Điên thoại: (84-24) 3767 5840
Fax: (84-24) 3767 5841
trannhantong@vnu.edu.vn

tnti@vnu.edu.vn

Viện Trần Nhân Tông, tầng 8, Tòa C1T, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam

Lần đầu tiên, trong hệ thống nghiên cứu khoa học và công nghệ quốc gia có một đơn vị nghiên cứu chuyên sâu về Phật học và tư tưởng Trần Nhân Tông. Cũng lần đầu tiên chương trình đào tạo bậc tiến sĩ về Phật học được đưa vào triển khai trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam hiện đại. Đây cũng thể hiện tầm nhìn và bản lĩnh của Đại học Quốc gia Hà Nội trong việc thể hiện triết lý giáo dục hướng tới phát triển con người một cách toàn diện.

 

floral-decor
Tran Nhan Tong Ins. Copyright © 2017. Edit by TMACS Team.